Private Cloud là một trong ba mô hình điện toán đám mây rất được các doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay. Mô hình này kết hợp nhiều ưu điểm của điện toán đám mây với mức độ bảo mật rất cao. Ngoài ra, nó cũng mang lại nhiều thuận lợi  cho các công ty khi lưu trữ dữ liệu trang web. Vậy mô hình này là gì và nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng SV Telecom tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Private Cloud là gì?

Private Cloud (Máy chủ ảo dùng riêng hay dịch vụ đám mây riêng) là dịch vụ được cung cấp qua mạng nội bộ riêng tư giúp khách hàng an toàn bảo mật thông tin nhờ vào hệ thống tường lửa và đảm bảo dữ liệu nhạy cảm hay những hoạt động riêng của công ty không bị truy cập bởi những nhà cung cấp bên thứ 3. Trong đó tất cả tài nguyên phần cứng và phần mềm được dành riêng cho một máy khách duy nhất có thể truy cập. Mô hình này được quản lý và tồn tại trực tiếp bởi các công ty và doanh nghiệp.

Tương tự với Public Cloud, Private Cloud mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích tương tự. Những đặc tính self-service, có thể giãn nở và mở rộng linh hoạt.

Private Cloud hoạt động như thế nào?

Chúng ta đã biết được định nghĩa của Private Cloud là gì, vậy thì nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tiếp theo ngay sau đây nhé.

Does Your Small Business Need a Private Cloud? - Digital.com

Đầu tiên, hệ thống Private Cloud có thể nằm trong trung tâm dữ liệu (DC) của khách hàng hay chính trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ. Để có thể kích hoạt thành công hệ thống và hoạt động, phải đảm bảo 3 điều kiện như sau:

Applications (Ứng dụng): Phần mềm hỗ trợ cho nó phải đạt được chất lượng theo yêu cầu, ứng dụng đó phải được quản lý bởi cổng thông tin của nhà cung cấp dịch vụ đám mây để luôn đảm bảo được chất lượng. Nếu không đáp ứng được về chất lượng, nó sẽ phá huỷ giải pháp đám mây của chính bạn. Hệ thống cần được mở rộng thường xuyên khi ứng dụng đòi hỏi nhiều tài nguyên và phương pháp đo lường khả thi và linh hoạt nhất có thể.

Service management và automation (hệ thống quản lý và tự động hóa dịch vụ): Đây là những chức năng quan trọng nhất trong hệ thống đám mây. Một hoạt động được đồng bộ hóa, lặp lại và  ghi lại để giữ cho nền tảng hoàn toàn nhất quán. Tất cả các máy chủ phải đồng nhất với nhau để đạt được kết quả tương tự theo kế hoạch ban đầu.

Organization (Tổ chức): Doanh nghiệp cần để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi từ phương thức truyền thống. Áp dụng công nghệ đám mây. Khi sử dụng công nghệ này các tổ chức/doanh nghiệp cần tập trung chuyển từ công nghệ thuần túy sang các giải pháp tốt hơn.

Lợi ích của Private Cloud?

Ngoài những tính năng và lợi ích tương tự với Public Cloud, mô hình Private Cloud còn có những lợi ích nổi trội khác, mang đến nhiều lợi ích cho doanh tổ chức/doanh nghiệp của bạn như:

  • Chủ động và dễ dàng kiểm soát: Khách hàng sẽ có toàn quyền sử dụng và quản lý hệ thống của riêng họ, giúp kiểm soát tốt hơn những dữ liệu và cơ sở hạ tầng của họ vì chỉ những người trong nội bộ tổ chức mới có thể truy cập vào.

  • Tùy chỉnh hạ tầng: Khách hàng có thể chọn một cơ sở hạ tầng phù hợp hoặc xây dựng, nâng cấp, quản lý, … tùy theo mục đích sử dụng và kế hoạch của riêng khách hàng mà không bị ảnh hưởng hay trở ngại bởi bất cứ điều gì.

  • Bảo mật tốt và quyền riêng tư: Tất cả dữ liệu được lưu trữ và quản lý trên các Private Cloud (Máy chủ ảo dùng riêng) này ngoài những người trong nội bộ ra thì không ai khác có thể truy cập vào được. Do đó Private Cloud có độ bảo mật tốt hơn hẳn những hình thức khác.

  • Khả năng về địa lý: Nếu khách hàng là một công ty đa quốc gia với nhiều cơ sở tại nhiều nước trên thế giới thì Private Cloud sẽ là một sự lựa chọn tốt nhất. Vì mỗi quốc gia sẽ có những chính sách khác nhau vì thế nên Private Cloud sẽ có thể giúp “thích nghi” dễ dàng hơn với nơi đó.

Khuyết Điểm Của Private Cloud?

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của mình, thì mô hình này cũng có những khuyết điểm vẫn đang tồn tại mà doanh nghiệp khi sử dụng cần lưu ý:

  • Khá tốn kém chi phí: Sở hữu riêng một hệ thống Private CLoud đồng nghĩa với việc không dùng chung với bất kỳ ai cả. Ngoài ra, khách hàng còn phải tư xây dựng Private Cloud riêng nên sẽ cần phải đầu tư khá nhiều chi phí khác cho cơ sở hạ tầng như tường lửa,…

  • Khó khăn trong việc quản lý: Hầu hết mọi việc quản lý, bảo trì, nâng cấp,… hệ thống đề sẽ do doanh nghiệp tư đảm nhiệm. Vì thế nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn tay nghề cao về lĩnh vực này.

  • Khả năng mở rộng tương đối hạn chế: Mô hình Private Cloud cũng chỉ có thể mở rộng trong mức giới hạn nguồn tài nguyên lưu trữ nội bộ.

Các hình thức triển khai Private Cloud phổ biến

Để bạn hiểu rõ hơn về mô hình này trong thực tế, dưới đây là những hình thức triển khai Private Cloud phổ biến hiện nay:

  • Private Cloud Hosted là một giải pháp Private Cloud được lưu trữ chung – Hosted Cloud. Có nghĩa là khách hàng sẽ thuê máy chủ Cloud tai các trung tâm dữ liệu (DC) của những nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường và triển khai mô hình Private Cloud tại đó.

  • Private Cloud On-Premise là giải pháp Private Cloud tư triển khai tại chỗ. Có nghĩa là khách hàng sẽ tư xây dựng một cụm máy chủ cho riêng mình sử dụng công nghệ điện toán đám mây và đặt ngay tại nội bộ công ty khách hàng. Giải pháp này sẽ tốn kém và vất vả hơn nhưng sẽ an toàn hơn Private Cloud Hosted.